'Thành Cát Tư Hãn': Huyền thoại quân sự vĩ đại của thảo nguyên Mông Cổ
Đăng bởi: Trần Minh Trí
20/05/2020
'Thành Cát Tư Hãn': Huyền thoại quân sự vĩ đại của thảo nguyên Mông Cổ
Tiền Mông cổ có hình Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn tên thật là Thiết Mộc Chân, sống trong cảnh mồ côi cha, tự mình đương đầu với những hận thù khắc nghiệt trên vùng đất thảo nguyên mênh mông
Ông được xem nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới.
Tượng đài Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ
Ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, là vị lãnh đạo đã kết thúc hàng thế kỷ các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc ở vùng Đông Bắc Á năm 1206.
Thành Cát Tư Hãn độc ác hay vĩ đại, lịch sử có lẽ đã bàn nhiều, nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận ông chính là người đã thống nhất các bộ lạc rời rạc của Mông Cổ thành đế quốc Mông Cổ, hùng cường tiến vào thế giới hiện đại, tạo dựng được dấu ấn cho riêng mình.
Dưới đây là những ví dụ cho thấy tầm nhìn đi trước thời đại hàng trăm năm của ông.
-
Cho phép tự do tôn giáo: Mặc dù bản thân Thành Cát Tư Hãn là người theo đạo Shaman (một kiểu tôn giáo phổ biến vào cuối chế độ thị tộc). Việc khuyến khích tự do tôn giáo, tín ngưỡng là một bước đi mang tính chiến lược khi ông biết chắc rằng không có phần tử nào có khả năng nổi dậy chống lại mình
-
Thu nhận và kết nạp kẻ thù vào quân ngũ: Thành Cát Tư Hãn nổi danh là một nhà quân sự tài ba, thay vì hành hình quân địch, ông lại thu nạp họ vào hàng ngũ quân đội của mình
-
Ban hành lệnh cấm tra tấn: Mặc dù công cuộc thống nhất lãnh thổ của Thành Cát Tư Hãn đều tiến hành bằng phương thức bạo lực nhưng quân Mông Cổ không tra tấn hay gây thương tích cho tù nhân. Ông tin rằng điều khiến đối thủ khuất phục là tốc độ và hiệu quả chiến đấu
-
Cai trị các vùng xâm lược từ xa: Sau khi chinh phục được một thành phố, Thành Cát Tư Hãn sẽ rời đi và để lại một vài quan chức để giám sát các vấn đề đô thị. Ông cũng muốn người dân tiếp tục cuộc sống thường nhật.
-
Khuyến khích quân đội dựa vào thành tích cá nhân: Trong suốt thời gian chinh phạt các vùng đất, ông thường trọng dụng và khen thưởng những người trung thành và có thành thích tốt trong chiến đấu.
-
Bãi bỏ chế độ nô lệ : Thành Cát Tư Hãn hiểu được những đắng cay và áp lực kinh tế mà tầng lớp nô lệ phải hững chịu. Thiếu thời, bản thân ông cũng phải đi làm nô lệ khi ông và vợ của mình là Bột Nhi Thiếp bị quân địch bắt. Kể từ khi ông bắt đầu thống nhất các bộ lạc thành Mông Cổ, ông đã cấm việc biến người Mông Cổ thành nô lệ hoặc đầy tớ.
-
Cho phép tự do thương mại trên "Con đường tơ lụa": Không chỉ là nhà quân sự tài ba, Thành Cát Tư Hãn còn là người có tầm nhìn xa trong chính trị và kinh tế. Sau khi chinh phục Trung Quốc, Cận Trung Đông và một nửa châu Âu, ông đã thiết lập lại "Con Đường Tơ Lụa", khiến kinh tế của các vùng này trở nên ổn định và phát triển mạnh mẽ. Theo thời gian, trong những cuộc chinh phạt châu Âu, ông đã thiết lập những tuyến đường thương mại quan trọng giữa phương Đông và Phương Tây.
-
Người tạo ra hệ thống bưu điện đầu tiên trải dài khắp các châu lục: Kiến thức chính là sức mạnh của đế chế Thành Cát Tư Hãn và đó là lí do ngay từ khi cầm quyền, vị lãnh tụ của vùng đất Mông Cổ đã yêu cầu phải thiết lập ngay mạng lưới chuyển phát nhanh bằng ngựa, hệ thống được gọi là Yam. Ngoài công việc đưa tin, người đưa thư còn đóng vai trò trinh sát hành động của các lực lượng đối phương trên đường đi và theo dõi những thành phố, thị trấn bị chiếm đóng.
Chân dung Thành Cát Tư Hãn được vẽ lại
-
Thiết lập hệ thống chữ viết chung: Trong thời gian trị vì, thành tựu đáng khâm phục nhất của Thành Cát Tư Hãn là thiết lập hệ thống chữ viết Mông Cổ dựa trên bảng chữ cái Duy Ngô Nhĩ, là tiền đề cho việc ban bố luật lệ khắp các bộ tộc. Tuy không phải là hệ thống chữ viết đầu tiên ở Châu Á nhưng đó là bảng chữ cái đầu tiên được tiếp nhận và giảng dạy rộng rãi.
. Phân phối tài sản cá nhân
Thành Cát Tư Hãn được xem là một trong những vị vua giàu có nhất trong lịch sử căn cứ vào nguồn tài nguyên thu nạp được từ các lãnh thổ sáp nhập. Thay vì tích trữ tiền nong và của cải sau mỗi lần chinh phạt, vị lãnh đạo kiệt xuất hàng đầu thế giới lại phân phối chúng cho các binh sĩ và tướng lĩnh như một hình thức đẩy mạnh kinh tế nước nhà.
-
Thiết lập bộ luật chung
Thành Cát Tư Hãn thiết lập bộ luật chung bằng tiếng Mông Cổ cho cư dân ở khắp các bộ tộc có tên là Yassa.Trong đó cấm trộm cắp, cấm ngoại tình, tàn sát đẫm máu và làm chứng sai sự thật. Một số luật cũng đưa ra để người Mông Cổ bảo vệ môi trường sống như không được tắm dưới sông, suối và quân đội được yêu cầu nhặt rác trên đường đi.
Nguồn sưu tầm