VOI Ở BẢN ĐÔN TRÊN CÁC TỜ TIỀN VIỆT NAM (có video)
Đăng bởi: Trần Minh Trí
12/08/2021
VOI Ở BẢN ĐÔN TRÊN CÁC TỜ TIỀN VIỆT NAM (có video)
Không biết là sự trùng hợp hay là ngẫu nhiên mà trên các tờ tiền mệnh giá 1.000 đồng năm 1972, 10 đồng năm 1976 , 1000 đồng năm 1988 đều in hình những chú voi bản đôn mặt sau.
Tiền con voi Việt Nam tmt collcetion
Vậy voi có ý nghĩa gì đặc biệt là trong văn hoá VN ?
Từ xưa trong dân gian đã quan niệm tứ linh có “Long, Lân, Quy, Phụng”, tứ vật có “nhất Điểu, nhì Ngư, tam Xà, tứ Tượng”.
Trong đó , loài voi rất gần gũi với con người và được con người thuần dưỡng giúp kéo gỗ, kéo cày, kéo cây , chở thồ những vật nặng . Voi là loài vật thông minh có thể học và ghi nhớ những kỹ năng đơn giản nên ngày nay người ta thường dùng voi để làm xiếc, biểu diễn
Còn trong chiến tranh , voi được xem là quái vật chiến trường . Được ví rằng "Quân đội mà không có tượng binh thật đáng coi thường, khác gì rừng không có sư tử, nước không có vua, hay lòng can đảm mà đánh bằng tay không".
Ở nước ta , hình ảnh con voi gắn liền với các vị danh tướng, như vua Quang Trung cưỡi voi đại phá quân Thanh, đánh thắng giặc ngoại xâm , cũng như đánh chúa Trịnh, dẹp chúa Nguyễn thống nhất đất nước .
Voi cũng đã từng giúp Bà Trưng , Bà Triệu trong các cuộc khởi nghĩa đánh quân Hán , quân Ngô.
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng “
Trong văn hoá , tín ngưỡng , voi được xem là biểu tượng của sức mạnh , may mắn, quyền lực . Voi cũng được thần thoại hoá trong các truyền thuyết như “Voi chín ngà “ , “ Lấy chồng voi” .
Trong tôn giáo , Voi xuất hiện trong nhiều đền thờ .
Tượng voi thường đặt trước cổng như để rước may mắn , mang phước lành vào nhà
Vậy ở VN có nhiều tỉnh có voi, sao nhắc đến voi ngta lại nghĩ ngay đến voi ở Bản Đôn ?
Voi bản đôn trên các tờ tiền VN
Bản Đôn được xem là nơi vương quốc loài voi ở tỉnh Đắk Lắk là nơi có đàn voi rừng và voi nhà nhiều nhất Việt Nam
Hễ nhắc đến voi là từ trong tiềm thức, người ta nhắc đến Buôn Đôn của Tây Nguyên lộng gió. Và nhớ đến Buôn Đôn là lập tức có người môi sẽ mấp máy giai điệu bài hát "chú voi con ở Bản Đôn” rất vui nhộn và trong trẻo
Bản Đôn theo tiếng Lào (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là"Làng Đảo"nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk. Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa trên tuyến đường sông.
Nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ở Bản Đôn. Kèm theo việc nuôi voi nhà là cả một hệ thống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa có liên quan đến con voi, hình thành nên một "dòng" văn hóa về voi.
Voi có vai trò rất lớn trong đời sống của người dân Tây Nguyên . Voi không chỉ là tài sản quý giá của gia đình mà còn được xem là người bạn, là thành viên trong gia đình.
Vì vậy mà Người dân Tây Nguyên cũng thường tổ chức nhiều lễ hội về voi như lễ hội đua voi vào tháng 3 âm lịch nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
Hay lễ cúng sức khoẻ cho voi vào dịp cuối hoặc đầu năm nhằm cầu sức khỏe cho voi, nhắc nhở mọi người chăm sóc, bảo vệ voi và chứa đựng yếu tố văn hóa, tâm linh của dân tộc.
Mộ voi ở Bản Đôn là những chứng tích nói lên tình cảm gắn kết thiêng liêng của người và voi nơi đây . Một sợi dây kết nối tạo nên 1 nền văn hoá, tín ngưỡng về voi .
Mộ vua voi ở nơi đây cũng là một di tích bất biến cho sự biết ơn , tưởng nhớ của người sau dành cho ngài như đã khai sinh và hình thành , phát triển Bản Đôn với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi qua hàng thế kỷ
Voi đại diện cho sức mạnh, tín ngưỡng và văn hóa của Tây Nguyên nói chung và người dân Bản Đôn nói riêng. Và voi cũng mang ý nghĩa sức mạnh, may mắn , phước lành đối với người châu Á cũng như người Việt.
Chính thế mà trong lịch sử tiền tệ , hình ảnh voi Bản Đôn đã được xuất hiện trên nhiều tờ tiền của VN như tờ tiền 1.000 đồng năm 1972 cũng như tờ 1.000 đồng vào năm 1988, tờ 10 đồng năm 1976